Nép mình yên tĩnh trên đường Nguyễn Đức Cảnh – Phú Mỹ Hưng, có một khu vườn nhỏ trên sân thượng đang đóng vai trò quan trọng trong việc học sinh nhỏ tuổi tiếp cận với khoa học. Trong không gian xanh ngoài trời tại Trường quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS), các học sinh tiểu học gieo trồng, quan sát, và thử nghiệm các ý tưởng – đây không chỉ là nơi để gieo trồng cây cỏ hay hoa mà nhìn ở khía cạnh rộng mở hơn là nơi các em khám phá mối liên hệ mật thiết giữa các sinh vật sống và môi trường chúng phụ thuộc vào.
“Chúng ta thường nghĩ khoa học là điều gì đó xảy ra sau này, trong phòng thí nghiệm hay sách giáo khoa” cô Melanie Sylvester, Hiệu trưởng khối Tiểu học của SSIS, chia sẻ. “Nhưng khoa học thực ra bắt đầu từ rất sớm. Có thể bắt đầu khi bọn trẻ đưa đôi tay xuống đất và hỏi tại sao lại có thứ gì đó lớn lên từ đây hoặc phân vân điều gì sẽ xảy ra nếu bọn trẻ thử nghiệm một điều gì đó mới mẻ hơn. Tư duy tìm hiểu ấy là những gì chúng tôi đang xây dựng tại SSIS”.


Tư duy này là trọng tâm trong chương trình tích hợp lớp 1, “Hiểu về môi trường của chúng ta”. Một phần của chương trình “Siêu chủ đề” (“Super Unit”) này tại SSIS gồm cách giúp học sinh khám phá những điều kiện cần thiết để sinh vật phát triển và sự lựa chọn của các em có thể tác động tới sự phát triển của cây thế nào. Trong khu vườn, các em ghi chép, phác họa sự phát triển của cây trồng, và so sánh thay đổi của chúng so với lần thăm trồng trước đó. “Ôi, cây của mình mọc nhiều lá quá!” — Ajin reo lên khi đang cúi người bên chậu cây. Nhận ra cây trồng đã cao hơn cây thước kẻ, một học sinh khác nhanh nhẹn đi lấy cây thước mét để đo. Từ những trải nghiệm thực hành thế này, các môn học như Khoa học, Toán, Ngôn ngữ, Xã hội và Nghệ thuật cùng kết nối theo cách có ý nghĩa, giúp học sinh nhận ra học đi đôi với hành thế nào.


Gần đây, một nhóm học sinh nhận thấy các cây non mình trồng không phát triển. Thay vì từ bỏ, các em đã cùng thầy Phú Hua, Huấn luyện viên STEAM bậc Tiểu học, thử nghiệm giải pháp mới: chuyển cây sang hệ thống thủy canh để tìm cơ hội cho cây sinh trưởng tốt hơn. Thậm chí ngay khi sự việc không tiến triển như hoạch định, việc học vẫn cứ tiếp tục. “Nếu cây trồng của các học sinh đang phấn đấu sinh tồn hay các hạt giống không nảy mầm như mong đợi, sẽ phát sinh các câu hỏi và giải pháp đưa ra và đó là cách các em đang học”, thầy Phú, người hiện đang phối hợp chặt chẽ với các giáo viên trong việc tích hợp STEAM các môn Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Nghệ thuật và Toán học xuyên suốt chương trình giảng dạy, bày tỏ.

Khi học sinh ghi chép hay quan sát, giáo viên sẽ khéo léo đặt những câu hỏi mở: “Cây của em đã thay đổi như thế nào so với tuần trước? Điều gì đã giúp cây phát triển?”. Những cuộc trò chuyện nhỏ ấy giúp học sinh chậm lại để suy nghĩ như cách các nhà khoa học tư duy, giúp các em học cách đưa ra kết luận dựa trên bằng chứng thay vì phỏng đoán cảm tính.
Tại SSIS, loại hình tích hợp và đối thoại phản biện giữa thầy và trò luôn được ủng hộ. “Hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, toàn bộ học phí của trường đều được đầu tư trực tiếp cho việc học tập của học sinh. Đầu tư này bao gồm cho cả các môn Khoa học và Nghệ thuật, những lĩnh vực mà sự tò mò và niềm đam mê có thể phát triển theo thời gian,” bà Catriona Moran, Hiệu trưởng trường, chia sẻ.
Cam kết đó thể hiện rõ nét không chỉ trong các chương trình mà cả trong không gian học tập. Mùa hè này, tòa nhà từng dành cho khối Trung học Cơ sở sẽ tái mở cửa phục vụ cho bậc Tiểu học, với một tầng hoàn toàn dành riêng cho giáo dục STEAM gồm các phòng Robotics, phòng thiết kế sáng tạo và khu Không gian sáng tạo mở rộng. Với những học sinh dành thời gian trong vườn trồng sẽ có cơ hội phát triển tự nhiên óc tò mò, sự sáng tạo và trải nghiệm thực hành mà các em đã từng bắt đầu từ nơi đây.
Những khoảnh khắc cho dù là mùi hương của lá húng quế, hay một chú sâu nhỏ nằm sấp trên phiến lá, hoặc nụ cười bừng sáng khi một ý tưởng nảy nở, đều nhắc nhở chúng ta rằng khoa học cho học sinh tiểu học không đơn thuần là một môn học. Đó là cách thức để các em quan sát, phán đoán và kết nối với thế giới.
Và trong khu vườn nhỏ trên mái trường, việc nuôi dưỡng những hạt giống tò mò khám phá thế giới cũng giống với việc các em đang ngày càng phát triển hơn theo năm tháng.
Nguồn: SSIS